Hồng
Y + L.J. Suenens
Vua Baudouin Nước Bỉ
Âm hưởng một cuộc đời
Nguyên tác : Le Roi Baudouin, une vie qui nous parle
Người dịch : Nguyễn Đăng Trúc
Định
Hướng Tùng Thư xuất bản
1999
13 g rue de l’ILL, F-67116 REICHSTETT,
France
Với sự nhượng quyền của
Nhà xuất bản F.I.A.T (Fraternity International
Apostolic Team)
© 1998 by Định Hướng Tùng Thư
ISBN 2- 9509951 – 5- 2
Lời giới thiệu
Trong các cuốn sách tôi
đọc say mê thâu đêm, có cuốn Đức Hồng y Leo Suenens viết về vua Baudouin, của nước
Bỉ. Tên
sách tiếp Pháp là "Le roi Baudouin,
Une vie qui nous parle".
Đọc
xong, tôi quyết định khuyến khích người khác dịch ra Việt ngữ.
Tại
sao trong thời đại dân chủ, ta lại mất công phiên dịch sách nói về một ông vua?
Lại là một ông vua đã chết? Tác giả lại là một vị Hồng y 90 tuổi cũng đã sắp chết?
Vâng, sau khi sách xuất bản, ngài đã qua đời và sách lại bán rất chạy.
Phải
chăng những xúc cảm lúc đọc làm cho tôi sai lạc chăng? Tôi nghĩ không phải thế,
vì tôi căn cứ vào nhận định của những người tôi quen biết mà tôi nghĩ rằng đáng
tin hơn cả, chính xác hơn cả:
Đức
cha Paul Schruers, Giám mục giáo phận Hasselt, Bỉ đã mời tôi giảng trong giáo
phận của ngài, ngài đã nói với tôi: "Vua
Baudouin thánh thiện, hằng ngày xem lễ, và cầu nguyện trong nhà nguyện của ngài.
Ngài sống theo tinh thần của phong trào Focolare".
Đức
Hồng y Godfried Danneels, Tổng giám mục thủ đô Bruxelles, trong bài giảng lễ an
táng đã nói: "Phúc cho dân tộc được một vị quốc trưởng vừa là vua vừa là mục
tử của mình".
Đức
Hồng y Leo Suenens vị tiền nhiệm của ngài là một nhà thần học lỗi lạc, là một
trong ba vị Hồng y được Đức Thánh cha Phaolô VI, chỉ định điều hành Công đồng
Vaticanô II, lãnh đạo phong trào Canh tân trong Chúa Thánh Linh...đã kết thúc tác
phẩm bằng những lời sau đây: "Tôi mượn lời Đức ông Leclereq đã viết về cha
Vincent Leble một nhà truyền giáo tại Trung Quốc để nói về vua Baudouin rằng: "Tôi không
dám vượt trước Toà thánh để tuyên thánh vua Baudouin, nhưng tôi nói rằng gương
hạnh của ngài, cho ta thấy ngài đủ điều kiện để được tuyên thánh".
Thơi
đại ta, thế giới khủng hoảng lãnh đạo, nhìn quanh các quốc gia Âu, Á, Mỹ, Phi,
và châu đại dương, không dễ tìm ra một nhà lãnh đạo có giá trị tinh thần. Họ chỉ
là những nhà cai trị, những nhà cầm quyền.
Tôi
muốn giới thiệu sách nầy với nhiều người thiện chí, thuộc mọi thành phần, mọi tôn
giáo, mọi chính kiến trong tinh thần đạo đức và dân tộc.
Cách
riêng tôi muốn giới thiệu với các bạn trẻ, dân tộc ta cần đến những nhà lãnh đạo
như thế. Tôi đã biết, sau khi vua Baudouin qua đời, nhiều gia đình ở Âu châu
khi sanh con đã đặt tên "Baudouin". Gia đình Việt Nam cần có những cặp
vợ chồng như vua Baudouin và Hoàng hậu Fabiola.
Vua
Baudouin không phải chỉ là một ông
vua Công giáo, vì có nhiều vua công giáo không gương mẫu. Nhưng
ngài là "một người công giáo làm vua" - một người
lấy đức tin làm nền tảng cho hành động của mình. Đó là lời Đức Hồng y G.
Danneels.
Tôi
không muốn đi sâu vào chi tiết, vì tôi muốn để chính các bạn đọc tiếp xúc với con người đó.
Chân
thành hoan nghênh các dịch giả và nhiệt tình giới thiệu với các bạn đọc.
Roma, ngày 24 tháng 06 năm 1998
Lễ Thánh Gioan Tẩy Giả
Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Tổng Giám mục
Chủ tịch Hội Đồng Công Lý Hoà
Bình
Một số thời điểm đáng nhớ
trong cuộc đời Vua Baudouin
●
07 tháng 9 năm 1930 :
Sinh nhật Nhà Vua.
●
23 tháng 2 năm 1934 :
Sau khi Vua Albert I, thân phụ là Hoàng Tử
Léopold, kế vị lấy tên là Léopold III, Bau-
douin trở thành Hoàng Tử với quyền kế vị.
●
29 tháng 8 năm 1935 :
Hoàng hậu Astrid, thân mẫu Baudouin từ
trần vì tai nạn.
●
Tháng 6 năm 1944 đến tháng 7 năm 1945 :
Bị lưu đày với cả gia đình qua Đức quốc,
sau đó
●
Tháng 10 năm 1945 :
Lưu trú tại Thụy Sĩ vào thời kỳ có "vấn đề
của hoàng gia".
●
22 tháng 7 năm 1950 :
Rời Thụy Sĩ về Bỉ quốc.
●
17 tháng 7 năm 1951 :
Vua Léopold III thoái vị và con là Hoàng tử
Boudouin lên kế vị.
●
17 tháng 12 năm 1960 :
Hôn lễ của Vua Baudouin với Donã Fabiola
deMora y Aragón, tức Hoàng hậu
Fabiola.
●
24 tháng 11 năm 1965 :
Hoàng thái hậu Elizabeth, vợ của Albert I,
bà nội của Vua Baudouin qua đời
●
25 tháng 9 năm 1983 :
Vua cha là Léopold III qua đời.
●
31 tháng 7 năm 1993:
Vua Baudouin từ trần
Mục lục
Lời giới thiệu...............................................
Lời tựa
.......................................................
Phần Một
Những kỷ niệm thiết thân
Chương I
Điều bất ngờ trong cuộc đời Nhà Vua .........
Chương II
Bí ẩn lễ đính hôn ..........................................
Chương III
Đôi vợ chồng hoàng gia .............................
Phần Hai
Bí ẩn của một cuộc sống
trong hành trình siêu
nhiên
Chưong IV
Bí ẩn một cuộc sống .....................................
Chương V
Hành trình của cuộc sống siêu nhiên ............
Phần Ba
Khổ đau và sự tin tưởng
của một người con vào Thiên Chúa
Chương VI
Khổ đau rèn luyện cuộc sống .....................
Chương VII
Bình thản
chấp nhận chết đến ..............
Chương VIII
Sứ điệp cuối cùng gửi quê hương; qua đời
tại Tây Ban Nha và quốc táng ..................
Phần Bốn
Âm hưởng một cuộc đời
Chương IX
Lời vĩnh biệt Phục Sinh .............................
Chương X
Những lời chứng hùng hồn
.......................
Lời Kết
Ý nghĩa của một lời cầu vĩnh biệt ..........
Phụ Chú
Kết hợp liên lỉ với Mẹ Maria
.................
Lời Tựa
Viết cuốn sách nầy là việc bất ngờ nhất đối với tôi
trong những điều bất ngờ Chúa gửi đến[1].
Trong tập ký sự của đời tôi, lấy tựa đề là Kỷ niệm
và hy vọng và Những điều bất ngờ đến từ Thiên Chúa (Souvenirs et Espérances,
Les Imprévus de Dieu), vì bổn phận phải bảo mật thể theo khuôn khổ của nếp sống
quốc gia, tôi buộc lòng không nhắc đến vua Baudouin. Nhưng nay cái chết đột ngột
của Vua lúc này lại đòi hỏi tôi phải làm một việc ngược lại : đó là quảng bá một
đôi điều chưa từng được biết đến về con người Nhà Vua, những nét nổi bật gợi lên
nhân cách thâm thúy cống hiến cho kitô hữu một tấm gương từ cuộc sống đầy hứng
khởi siêu nhiên vượt bực của Nhà Vua.
Lời chứng của tôi sẽ gợi lại một quãng đời quan trọng
của Nhà Vua vừa tạ thế, từ năm 1960 đến năm 1993.
Tôi đã chọn phụ đề của sách nầy là: (Une vie qui
nous parle) Âm hưởng một cuộc đời: Một cuộc sống lên tiếng nói với chúng ta. Hy
vọng rằng, xuyên qua những trang nầy, người
đọc sẽ nhận ra được âm hưởng của lời nói và sứ điệp hùng hồn của cuộc đời Ngài.
+ Hồng y L. J. Suenens
11 tháng 2 năm 1995
Lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét